NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
II.- HAI MƯƠI NĂM CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC:
Năm 1954, sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đang công tác tại Huyện đội Triệu Phong, được cấp trên điều về công tác tại ban Liên lạc đình chiến. Sau khi làm việc với một số đồn bót địch, trong đó có đồn Gia Độ, ngay tại địa phương, để thực hiện chủ trương tháo gỡ bom mìn và điều động phương tiện vận chuyển cán bộ và bộ đội đi tập kết. Tôi cùng Ban Liên lạc đình chiến tập kết ra Bắc, đóng tại huyện Nhu Xuân – Hà Tĩnh để chỉnh huấn và thành lập trung đoàn 271, bao gồm tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Trị, tiểu đoàn 20 ở Lào về, cùng các dân quân du kích và các huyện đội tập hợp lại.
Đang chỉnh huấn tại Hà Tĩnh thì được tin lụt lớn, đập Mai Lâm bị vỡ và trôi mất mấy làng, phải tập trung đơn vị đi chống lụt và tiếp theo là phân tán bộ đội xuống các địa phương giúp dân cứu đói.
Cuối năm 1954 lại tập trung chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào miền Nam. Bản thân tôi được Quân khu điều động bổ sung cho Tỉnh ủy Nghệ An, làm trưởng đoàn chống cưỡng ép di cư tại xã Diễn Hạnh, một xã gồm toàn đồng bào Công giáo bị địch kích động chống cách mạng khét tiếng ngay cả trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phải gian nan vất vả lắm mới thâm nhập được vào các thôn và phải mất một thời gian dài mới ổn định được tình hình Giáo dân, mặc dù có một số ra đi nhưng nhiều giáo dân vẫn tự nguyện ở lại xây dựng quê hương.
Năm 1955, đơn vị tập trung huấn luyện quân sự tại đồi Rạng, huyện Thanh Chương – Nghệ An, là một chính trị viên đại đội trực thuộc trung đoàn, tôi đã lãnh đạo đơn vị, giật cờ thi đua Đại đội khá nhất và bản thân tôi được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”.
Năm 1956, Sau khi tham dự khoá huấn luyện quân đội chính quy hiện đại xong tôi được Quân khu (đơn vị được bổ sung lực lượng công binh, thành lập tiểu đoàn), điều động vào xây dựng hệ thống đồn Công an giới tuyến. Chỉ sau một năm, đơn vị đã xây xong bảy đồn công an nằm dọc theo bờ Bắc sông Hiền Lương, từ Cửa Tùng đến Hơi Cụ. Sau khi bàn giao hệ thống đồn công an cho Đặc khu Vĩnh Linh xong, đơn vị lại được quyết định bổ sung cho lữ đoàn Giới tuyến. Riêng bản thân tôi được Quân khu điều về làm Bí thư Đảng ủy kiêm giám đốc nông trường Nghi Văn ở Nghệ An từ năm 1957 đến 1963. Đây là nông trường thí điểm đầu tiên của quân đội trong kế hoạch tám vạn quân chuyển sang sản xuất. Nông trường gồm trên 500 quân, toàn là yếu binh và phụ nữ nhưng năm nào cũng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trên giao, bản thân được bầu là “Chiến sỹ thi đua” trong ba năm liên tiếp. Chính trong thời gian này đã có lần tự lái xe ô tô đi công tác, gây tai nạn chết người, bị Toà án nhân dân Hà Tĩnh xử phạt 3 tháng tù giam và bản thân đã chấp hành nghiêm túc. Ty Công an Hà Tĩnh đã bố trí cho ở chung phòng biệt giam với tên Phú, một trưởng toán biệt kích ngoan cố không chịu khai báo đã bị kết án tử hình, và giao nhiệm vụ là đấu tranh thuyết phục để tên Phú chịu đầu hàng khai báo. Chỉ sau ba tháng làm công tác tư tưởng, đấu tranh thuyết phục, tên Phú đã chịu đầu hàng và khai ra bọn Quốc dân đảng nằm vùng tại làng Sen Hồ huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh, đồng thời Phú còn chịu gọi điện vào Nam kêu gọi tiếp tế vàng bạc và thực phẩm cho toán biệt kích do công an bố trí. Chính nhờ thành tích đặc biệt này mà tôi được Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức chiêu đãi mừng công và gửi công văn cho Tỉnh ủy Nghệ An, do đồng chí Võ Thúc Đồng làm bí thư, đề nghị giữ nguyên vị trí công tác, không cắt giảm tuổi Đảng trong thời gian bị tù giam. Và cũng chính qua biến cố này, tôi được Bộ Nông trường quốc doanh điều động ra làm trưởng phòng Kế hoạch dài hạn, xây dựng ngành Nông trường quốc doanh tại Hà Nội, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trong những năm giặc Mỹ ném bom miền Bắc tôi lại được cử vào cơ quan đại diện chỉ đạo trực tiếp các nông trường quốc doanh tại Phủ Quỳ – Nghệ An. Đến cuối năm 1971, thực hiện lệnh điều động đi B của Trung ương, theo đoàn cán bộ chính phủ do đồng chí Lê Văn Lương làm trưởng đoàn, tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Sau khi quê hương được giải phóng, Bộ lại rút về tiếp tục làm chuyên viên kế hoạch.
Năm 1954, sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đang công tác tại Huyện đội Triệu Phong, được cấp trên điều về công tác tại ban Liên lạc đình chiến. Sau khi làm việc với một số đồn bót địch, trong đó có đồn Gia Độ, ngay tại địa phương, để thực hiện chủ trương tháo gỡ bom mìn và điều động phương tiện vận chuyển cán bộ và bộ đội đi tập kết. Tôi cùng Ban Liên lạc đình chiến tập kết ra Bắc, đóng tại huyện Nhu Xuân – Hà Tĩnh để chỉnh huấn và thành lập trung đoàn 271, bao gồm tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Trị, tiểu đoàn 20 ở Lào về, cùng các dân quân du kích và các huyện đội tập hợp lại.
Đang chỉnh huấn tại Hà Tĩnh thì được tin lụt lớn, đập Mai Lâm bị vỡ và trôi mất mấy làng, phải tập trung đơn vị đi chống lụt và tiếp theo là phân tán bộ đội xuống các địa phương giúp dân cứu đói.
Cuối năm 1954 lại tập trung chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào miền Nam. Bản thân tôi được Quân khu điều động bổ sung cho Tỉnh ủy Nghệ An, làm trưởng đoàn chống cưỡng ép di cư tại xã Diễn Hạnh, một xã gồm toàn đồng bào Công giáo bị địch kích động chống cách mạng khét tiếng ngay cả trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phải gian nan vất vả lắm mới thâm nhập được vào các thôn và phải mất một thời gian dài mới ổn định được tình hình Giáo dân, mặc dù có một số ra đi nhưng nhiều giáo dân vẫn tự nguyện ở lại xây dựng quê hương.
Năm 1955, đơn vị tập trung huấn luyện quân sự tại đồi Rạng, huyện Thanh Chương – Nghệ An, là một chính trị viên đại đội trực thuộc trung đoàn, tôi đã lãnh đạo đơn vị, giật cờ thi đua Đại đội khá nhất và bản thân tôi được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”.
Năm 1956, Sau khi tham dự khoá huấn luyện quân đội chính quy hiện đại xong tôi được Quân khu (đơn vị được bổ sung lực lượng công binh, thành lập tiểu đoàn), điều động vào xây dựng hệ thống đồn Công an giới tuyến. Chỉ sau một năm, đơn vị đã xây xong bảy đồn công an nằm dọc theo bờ Bắc sông Hiền Lương, từ Cửa Tùng đến Hơi Cụ. Sau khi bàn giao hệ thống đồn công an cho Đặc khu Vĩnh Linh xong, đơn vị lại được quyết định bổ sung cho lữ đoàn Giới tuyến. Riêng bản thân tôi được Quân khu điều về làm Bí thư Đảng ủy kiêm giám đốc nông trường Nghi Văn ở Nghệ An từ năm 1957 đến 1963. Đây là nông trường thí điểm đầu tiên của quân đội trong kế hoạch tám vạn quân chuyển sang sản xuất. Nông trường gồm trên 500 quân, toàn là yếu binh và phụ nữ nhưng năm nào cũng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trên giao, bản thân được bầu là “Chiến sỹ thi đua” trong ba năm liên tiếp. Chính trong thời gian này đã có lần tự lái xe ô tô đi công tác, gây tai nạn chết người, bị Toà án nhân dân Hà Tĩnh xử phạt 3 tháng tù giam và bản thân đã chấp hành nghiêm túc. Ty Công an Hà Tĩnh đã bố trí cho ở chung phòng biệt giam với tên Phú, một trưởng toán biệt kích ngoan cố không chịu khai báo đã bị kết án tử hình, và giao nhiệm vụ là đấu tranh thuyết phục để tên Phú chịu đầu hàng khai báo. Chỉ sau ba tháng làm công tác tư tưởng, đấu tranh thuyết phục, tên Phú đã chịu đầu hàng và khai ra bọn Quốc dân đảng nằm vùng tại làng Sen Hồ huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh, đồng thời Phú còn chịu gọi điện vào Nam kêu gọi tiếp tế vàng bạc và thực phẩm cho toán biệt kích do công an bố trí. Chính nhờ thành tích đặc biệt này mà tôi được Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức chiêu đãi mừng công và gửi công văn cho Tỉnh ủy Nghệ An, do đồng chí Võ Thúc Đồng làm bí thư, đề nghị giữ nguyên vị trí công tác, không cắt giảm tuổi Đảng trong thời gian bị tù giam. Và cũng chính qua biến cố này, tôi được Bộ Nông trường quốc doanh điều động ra làm trưởng phòng Kế hoạch dài hạn, xây dựng ngành Nông trường quốc doanh tại Hà Nội, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trong những năm giặc Mỹ ném bom miền Bắc tôi lại được cử vào cơ quan đại diện chỉ đạo trực tiếp các nông trường quốc doanh tại Phủ Quỳ – Nghệ An. Đến cuối năm 1971, thực hiện lệnh điều động đi B của Trung ương, theo đoàn cán bộ chính phủ do đồng chí Lê Văn Lương làm trưởng đoàn, tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Sau khi quê hương được giải phóng, Bộ lại rút về tiếp tục làm chuyên viên kế hoạch.
còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét