NHỮNG DẤU ẤN KHÔNG QUÊN
IV. BỒI DƯỠNG SỨC DÂN
Đầu năm 1947, sau khi chiếm đóng xong thị xã Quảng Trị và Đông Hà, địch liên tiếp mở những đợt càn quét lớn, phạm vi rộng từ cửa Thuận An đánh ra và từ Cửa Việt đánh vào, phạm vi hẹp thì bao vây càn quét từng huyện hoặc liên huyện. Riêng xã Triệu Độ chúng có âm mưu tiêu diệt hết Việt Minh để mở rộng thêm hệ thống đồn bót, nên chúng càn đi quét lại, bắn giết đốt phá, hãm hiếp và cướp bóc rất dã man, đồng bào một mặt lo sơ tán tránh giặc, không làm ăn gì được, mặt khác mỗi lần giặc càn vào xã đều bắt đồng bào công giáo thôn Dương Lộc mang quang gánh đi theo để xúc lúa, cướp trâu bò và bắt heo gà đưa về đồn giặc, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc của chúng: chia rẽ lương giáo, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh và làm cho đồng bào ta nghèo đói kiệt quệ để đầu hàng chúng. Do đó khi đồng bào trở về quê cũ với hai bàn tay trắng, tài sản bị cướp bóc hết, ruộng đồng bị địch dày xéo, trâu bò không còn để cày kéo, trong thôn không tiếng heo kêu, gà gáy... cuộc sống bà con hết sức khó khăn!
Trước tình hình đó cán bộ chúng tôi phân công xuống các thôn vận động nhân dân giúp nhau thu hoạch lúa hè thu, những nơi gần đồn địch thì thu hoạch ban đêm, có du kích canh gác, nếu địch ra thì báo động cho dân biết. Toàn dân xuống đồng gặt lúa, không kể ruộng của ai, cứ gặt về là phân tán ngay cho mỗi nhà một ít để sống.
Mặt khác vận động bà con góp vốn cử người ra miền núi Quảng Bình mua một số bò đem về làm sức kéo để tiếp tục sản xuất.
Hàng chục mẫu ruộng xung quanh các đồn bót địch cấm không cho cày cấy và gần 20 mẫu ruộng của ông Ngự ở Giáo Liêm bỏ hoang, vì không có tá điền nhận ruộng. Chính quyền xã đã vận động gia đình ông Ngự cho dân mượn để sản xuất. Đồng thời tổ chức cho nhân dân quanh các đồn bót đấu tranh, buộc địch phải thu hẹp lệnh cấm sản xuất chỉ còn cách hàng rào 10 mét. Ngoài phạm vi đó nhân dân được tự do cày cấy, nhưng khi đến làm phải báo cho đồn biết. Xã còn vận động toàn dân phát triển chăn nuôi, và yêu cầu một gia đình phải nuôi ít nhất 5 con gà, vịt, trong đó có một con mái đẻ và bình quân 3 gia đình thì có một gia đình nuôi heo.
Xã còn vận động nhân dân Giáo Liêm đắp đập ngăn mặn để mở rộng diện tích, từ đó đời sống nhân dân dần dần ổn định và đến năm 1950 đã hăng hái đóng thuế nông nghiệp vượt mức.
V. CÔNG TÁC BINH VẬN
Lực lượng đồn Gia Độ gồm có một trung đội com-măng-đô cộng với trên 20 hương vệ thôn Gia Độ, do Cai Sướng làm đồn trưởng và Cai Dành làm đồn phó và tên Trần Văn Trí làm hương vệ trưởng dưới sự điều khiển của 2 tên lính Pháp làm cố vấn.
Sau khi xây dựng được một số cơ sở quần chúng làm chỗ dựa và chiến dịch trừ gian diệt tề kết quả tốt, tôi liền nghĩ đến công tác vận động binh lính địch. Một hôm vợ anh Trương Tấn, một đảng viên bí mật nằm vùng, cho tôi biết anh Tấn bị địch bắt làm Lý trưởng và đưa về đồn Gia Độ ở, tôi cho đây là thời cơ thuận lợi, nên động viên chị yên tâm bảo anh Tấn cứ ở yên trong đồn theo dõi nắm tình hình binh lính địch và tạo mọi điều kiện phối hợp với Ủy ban tiến hành công tác địch vận và thông qua cô vợ để liên lạc thường xuyên với ủy ban. Ngoài ra còn có anh Ngô Cháu, đảng viên ở Phú Tài và anh Trương Đỉnh, quần chúng tốt ở Trung Yên hình thành một tổ binh vận nằm ngay trong đồn địch.
Để hỗ trợ cho đồng chí Tấn có cơ sở làm công tác tuyên truyền vận động trong hàng ngũ binh lính địch, tôi bàn với xã đội cho du kích quấy rối thường xuyên, làm cho chúng mất ăn mất ngủ, đồng thời bố trí hai thanh nữ ở thôn Gia Độ là cô Hoàng Thị Diệm và cô Nguyễn Thị Trương thực hiện mỹ nhân kế, thường xuyên giao thiệp với bọn lính trong đồn, đặc biệt chú ý tên cai Sướng và tên cai Giành là hai tên đồn trưởng và đồn phó.
Do có thế lực trong đồn, hai tên đồn trưởng và đồn phó thỉnh thoảng dẫn cô Diệm và cô Trương vào đồn chơi và dần dà cá đã mắc câu, cai Sướng bắt bồ với cô Diệm, cai Giành kết bạn với cô Trương.
Sau một thời gian đồng chí Tấn cho biết tình hình binh lính ở đồn Gia Độ đã có sự phân hóa rõ rệt, nhiều người tỏ thái độ chán nản bi quan, cai Giành, cai Sướng đã có những bất đồng với hai tên cố vấn người Pháp, đối xử với binh lính tốt hơn, thường hay tâm sự về hoàn cảnh gia đình và thỉnh thoảng biểu hiện tâm lý chán nản sợ chết.
Được tin tôi liền viết thư thay mặt Ủy ban Kháng chiến Hành chánh xã kêu gọi cai Sướng và cai Giành hãy bắt tay với chính quyền cách mạng, cùng nhau tham gia kháng chiến cứu nước, cứu dân và về ngay thôn Gia Độ gặp cô Diệm và cô Trương, động viên hai cô tìm mọi cách trực tiếp hay gián tiếp đưa tận tay cho cai Giành và cai Sướng. Ít lâu sau cai Sướng gửi thư trả lời và hứa hẹn sẽ phối hợp với chính quyền địa phương đánh đồn Gia Độ. Khi cơ sở địch vận đã tổ chức xây dựng được một tiểu đội, cai Sướng thấy việc bắt cá hai tay rất nguy hiểm nên đề nghị với tôi bàn kế hoạch đánh đồn Gia Độ. Công việc đánh đồn do tổ địch vận và lực lượng nội công giải quyết, anh em du kích chịu trách nhiệm bắt tù binh, thu chiến lợi phẩm và đưa anh em cơ sở lên chiến khu trong đêm là được, không cần lực lượng quân đội chính quy phối hợp.
Tôi vào xin ý kiến Huyện ủy và báo cáo chủ trương đánh đồn Gia Độ với Huyện đội. Đồng chí Thoan Huyện đội trưởng đề nghị hoãn lại một thời gian để huyện cử cán bộ theo dõi thử thách thêm sẽ đánh vì sợ bị phản địch vận.
Huyện đội cử đồng chí Cận, một cán bộ địch vận về xã tiếp tục theo dõi, nhưng sau hai tháng thì bị lộ cơ sở do tên Hòa, một tên phản động gian ác người Giáo Liêm đã lên ở tại thị xã Quảng Trị, hôm đó về tìm anh Tấn là lý trưởng để chứng nhận giấy tờ cho con đi học, đã gặp anh Tấn và Cai Giành đang họp với một người lạ mặt có mang theo súng ngắn tại nhà anh Thống thôn Gia Độ, tên Hòa nghi là cán bộ Việt Minh định xông vào cướp súng nhưng không được đã tri hô la lối om sòm và chạy vào đồn báo cho hai tên Pháp biết. Bọn cố vấn Pháp nghi vấn, nên chỉ sau một tháng cả trung đội Com-măng-đô đều bị điều về thị xã, thay thế bằng một trung đội lính Bảo an. Tình hình trở lại khó khăn như trước. Vụ này gia đình anh Thống bị địch gây thiệt hại nặng nề, chúng ví bò, xúc lúa, phà nhà và bắt cô Hân em ruột anh Thống đem về đồn tra tấn rất dã man.
Đến năm 1953 địch đóng thêm đồn Hương vệ Phú Tài và xây thêm một lô cốt Hương vệ cuối thôn Gia Độ. Thời gian này tôi đang công tác tại Ban Chỉ huy Huyện đội Triệu Phong. Rút kinh nghiệm ở đồn Gia Độ, chỉ sau hơn một tháng tôi đã liên lạc tổ chức được 2 tổ cơ sở địch vận tại đồn Phú Tài và lô cốt cuối thôn Gia Độ và đã mấy lần trực tiếp làm việc với cơ sở nắm quy luật hoạt động và kế hoạch bố phòng của địch, xác định cửa khẩu đột phá, vẽ bản đồ chuẩn bị cho phương án đánh đồn.
Cụ thể ở đồn Phú Tài tôi đã gặp trực tiếp các anh Đỗ Cáo, Trương Hy và Trương Khả tại nhà ông Bộ Khản ở sát hàng rào đồn địch do vợ ông Khản làm trung gian liên lạc. Đêm đánh đồn Phú Tài anh Đỗ Cáo bị hy sinh do địch sát hại, hai anh Trương Hy và Trương Khả vẫn còn sống. Ở lô cốt Gia Độ đã làm việc trực tiếp với anh Hồ Sành, Hồ Dục tại nhà bà Bát Y, chỉ cách lô cốt mấy đám ruộng, do chị Nguyễn Thị Chút làm trung gian liên lạc. Huyện đội đang chuẩn bị, chưa kịp đánh thì chị Chút, anh Cọi và anh Dục đều bị bắt. Sau này mới biết sở dĩ cơ sở bị lộ là do một tên lính ở Gia Độ về phép vì sự thù hiềm cá nhân, đã chỉ điểm bắt chị Chút. Bị tra tấn dã man nên chị Chút đã khai báo, các anh Hồ Sành, Hồ Dục. Anh Dục bị địch thủ tiêu mất tích, chị Chút và anh Sành bị tù, sau hòa bình được trao trả, hiện nay còn sống.
Đầu năm 1947, sau khi chiếm đóng xong thị xã Quảng Trị và Đông Hà, địch liên tiếp mở những đợt càn quét lớn, phạm vi rộng từ cửa Thuận An đánh ra và từ Cửa Việt đánh vào, phạm vi hẹp thì bao vây càn quét từng huyện hoặc liên huyện. Riêng xã Triệu Độ chúng có âm mưu tiêu diệt hết Việt Minh để mở rộng thêm hệ thống đồn bót, nên chúng càn đi quét lại, bắn giết đốt phá, hãm hiếp và cướp bóc rất dã man, đồng bào một mặt lo sơ tán tránh giặc, không làm ăn gì được, mặt khác mỗi lần giặc càn vào xã đều bắt đồng bào công giáo thôn Dương Lộc mang quang gánh đi theo để xúc lúa, cướp trâu bò và bắt heo gà đưa về đồn giặc, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc của chúng: chia rẽ lương giáo, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh và làm cho đồng bào ta nghèo đói kiệt quệ để đầu hàng chúng. Do đó khi đồng bào trở về quê cũ với hai bàn tay trắng, tài sản bị cướp bóc hết, ruộng đồng bị địch dày xéo, trâu bò không còn để cày kéo, trong thôn không tiếng heo kêu, gà gáy... cuộc sống bà con hết sức khó khăn!
Trước tình hình đó cán bộ chúng tôi phân công xuống các thôn vận động nhân dân giúp nhau thu hoạch lúa hè thu, những nơi gần đồn địch thì thu hoạch ban đêm, có du kích canh gác, nếu địch ra thì báo động cho dân biết. Toàn dân xuống đồng gặt lúa, không kể ruộng của ai, cứ gặt về là phân tán ngay cho mỗi nhà một ít để sống.
Mặt khác vận động bà con góp vốn cử người ra miền núi Quảng Bình mua một số bò đem về làm sức kéo để tiếp tục sản xuất.
Hàng chục mẫu ruộng xung quanh các đồn bót địch cấm không cho cày cấy và gần 20 mẫu ruộng của ông Ngự ở Giáo Liêm bỏ hoang, vì không có tá điền nhận ruộng. Chính quyền xã đã vận động gia đình ông Ngự cho dân mượn để sản xuất. Đồng thời tổ chức cho nhân dân quanh các đồn bót đấu tranh, buộc địch phải thu hẹp lệnh cấm sản xuất chỉ còn cách hàng rào 10 mét. Ngoài phạm vi đó nhân dân được tự do cày cấy, nhưng khi đến làm phải báo cho đồn biết. Xã còn vận động toàn dân phát triển chăn nuôi, và yêu cầu một gia đình phải nuôi ít nhất 5 con gà, vịt, trong đó có một con mái đẻ và bình quân 3 gia đình thì có một gia đình nuôi heo.
Xã còn vận động nhân dân Giáo Liêm đắp đập ngăn mặn để mở rộng diện tích, từ đó đời sống nhân dân dần dần ổn định và đến năm 1950 đã hăng hái đóng thuế nông nghiệp vượt mức.
V. CÔNG TÁC BINH VẬN
Lực lượng đồn Gia Độ gồm có một trung đội com-măng-đô cộng với trên 20 hương vệ thôn Gia Độ, do Cai Sướng làm đồn trưởng và Cai Dành làm đồn phó và tên Trần Văn Trí làm hương vệ trưởng dưới sự điều khiển của 2 tên lính Pháp làm cố vấn.
Sau khi xây dựng được một số cơ sở quần chúng làm chỗ dựa và chiến dịch trừ gian diệt tề kết quả tốt, tôi liền nghĩ đến công tác vận động binh lính địch. Một hôm vợ anh Trương Tấn, một đảng viên bí mật nằm vùng, cho tôi biết anh Tấn bị địch bắt làm Lý trưởng và đưa về đồn Gia Độ ở, tôi cho đây là thời cơ thuận lợi, nên động viên chị yên tâm bảo anh Tấn cứ ở yên trong đồn theo dõi nắm tình hình binh lính địch và tạo mọi điều kiện phối hợp với Ủy ban tiến hành công tác địch vận và thông qua cô vợ để liên lạc thường xuyên với ủy ban. Ngoài ra còn có anh Ngô Cháu, đảng viên ở Phú Tài và anh Trương Đỉnh, quần chúng tốt ở Trung Yên hình thành một tổ binh vận nằm ngay trong đồn địch.
Để hỗ trợ cho đồng chí Tấn có cơ sở làm công tác tuyên truyền vận động trong hàng ngũ binh lính địch, tôi bàn với xã đội cho du kích quấy rối thường xuyên, làm cho chúng mất ăn mất ngủ, đồng thời bố trí hai thanh nữ ở thôn Gia Độ là cô Hoàng Thị Diệm và cô Nguyễn Thị Trương thực hiện mỹ nhân kế, thường xuyên giao thiệp với bọn lính trong đồn, đặc biệt chú ý tên cai Sướng và tên cai Giành là hai tên đồn trưởng và đồn phó.
Do có thế lực trong đồn, hai tên đồn trưởng và đồn phó thỉnh thoảng dẫn cô Diệm và cô Trương vào đồn chơi và dần dà cá đã mắc câu, cai Sướng bắt bồ với cô Diệm, cai Giành kết bạn với cô Trương.
Sau một thời gian đồng chí Tấn cho biết tình hình binh lính ở đồn Gia Độ đã có sự phân hóa rõ rệt, nhiều người tỏ thái độ chán nản bi quan, cai Giành, cai Sướng đã có những bất đồng với hai tên cố vấn người Pháp, đối xử với binh lính tốt hơn, thường hay tâm sự về hoàn cảnh gia đình và thỉnh thoảng biểu hiện tâm lý chán nản sợ chết.
Được tin tôi liền viết thư thay mặt Ủy ban Kháng chiến Hành chánh xã kêu gọi cai Sướng và cai Giành hãy bắt tay với chính quyền cách mạng, cùng nhau tham gia kháng chiến cứu nước, cứu dân và về ngay thôn Gia Độ gặp cô Diệm và cô Trương, động viên hai cô tìm mọi cách trực tiếp hay gián tiếp đưa tận tay cho cai Giành và cai Sướng. Ít lâu sau cai Sướng gửi thư trả lời và hứa hẹn sẽ phối hợp với chính quyền địa phương đánh đồn Gia Độ. Khi cơ sở địch vận đã tổ chức xây dựng được một tiểu đội, cai Sướng thấy việc bắt cá hai tay rất nguy hiểm nên đề nghị với tôi bàn kế hoạch đánh đồn Gia Độ. Công việc đánh đồn do tổ địch vận và lực lượng nội công giải quyết, anh em du kích chịu trách nhiệm bắt tù binh, thu chiến lợi phẩm và đưa anh em cơ sở lên chiến khu trong đêm là được, không cần lực lượng quân đội chính quy phối hợp.
Tôi vào xin ý kiến Huyện ủy và báo cáo chủ trương đánh đồn Gia Độ với Huyện đội. Đồng chí Thoan Huyện đội trưởng đề nghị hoãn lại một thời gian để huyện cử cán bộ theo dõi thử thách thêm sẽ đánh vì sợ bị phản địch vận.
Huyện đội cử đồng chí Cận, một cán bộ địch vận về xã tiếp tục theo dõi, nhưng sau hai tháng thì bị lộ cơ sở do tên Hòa, một tên phản động gian ác người Giáo Liêm đã lên ở tại thị xã Quảng Trị, hôm đó về tìm anh Tấn là lý trưởng để chứng nhận giấy tờ cho con đi học, đã gặp anh Tấn và Cai Giành đang họp với một người lạ mặt có mang theo súng ngắn tại nhà anh Thống thôn Gia Độ, tên Hòa nghi là cán bộ Việt Minh định xông vào cướp súng nhưng không được đã tri hô la lối om sòm và chạy vào đồn báo cho hai tên Pháp biết. Bọn cố vấn Pháp nghi vấn, nên chỉ sau một tháng cả trung đội Com-măng-đô đều bị điều về thị xã, thay thế bằng một trung đội lính Bảo an. Tình hình trở lại khó khăn như trước. Vụ này gia đình anh Thống bị địch gây thiệt hại nặng nề, chúng ví bò, xúc lúa, phà nhà và bắt cô Hân em ruột anh Thống đem về đồn tra tấn rất dã man.
Đến năm 1953 địch đóng thêm đồn Hương vệ Phú Tài và xây thêm một lô cốt Hương vệ cuối thôn Gia Độ. Thời gian này tôi đang công tác tại Ban Chỉ huy Huyện đội Triệu Phong. Rút kinh nghiệm ở đồn Gia Độ, chỉ sau hơn một tháng tôi đã liên lạc tổ chức được 2 tổ cơ sở địch vận tại đồn Phú Tài và lô cốt cuối thôn Gia Độ và đã mấy lần trực tiếp làm việc với cơ sở nắm quy luật hoạt động và kế hoạch bố phòng của địch, xác định cửa khẩu đột phá, vẽ bản đồ chuẩn bị cho phương án đánh đồn.
Cụ thể ở đồn Phú Tài tôi đã gặp trực tiếp các anh Đỗ Cáo, Trương Hy và Trương Khả tại nhà ông Bộ Khản ở sát hàng rào đồn địch do vợ ông Khản làm trung gian liên lạc. Đêm đánh đồn Phú Tài anh Đỗ Cáo bị hy sinh do địch sát hại, hai anh Trương Hy và Trương Khả vẫn còn sống. Ở lô cốt Gia Độ đã làm việc trực tiếp với anh Hồ Sành, Hồ Dục tại nhà bà Bát Y, chỉ cách lô cốt mấy đám ruộng, do chị Nguyễn Thị Chút làm trung gian liên lạc. Huyện đội đang chuẩn bị, chưa kịp đánh thì chị Chút, anh Cọi và anh Dục đều bị bắt. Sau này mới biết sở dĩ cơ sở bị lộ là do một tên lính ở Gia Độ về phép vì sự thù hiềm cá nhân, đã chỉ điểm bắt chị Chút. Bị tra tấn dã man nên chị Chút đã khai báo, các anh Hồ Sành, Hồ Dục. Anh Dục bị địch thủ tiêu mất tích, chị Chút và anh Sành bị tù, sau hòa bình được trao trả, hiện nay còn sống.
còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét