HỌ HỒ TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT
Hồ Xuân Lai sưu tầm nghiên cứu
Họ Hồ là họ lâu đời ở xứ Nghệ. Kể từ trạng nguyên Hồ Hưng Dật lập nghiệp ở Hương Bào Đột (nay thuộc Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An), đến nay đã trên ngàn năm. Người họ Hồ tập trung ở châu Hoan (Nghệ An – Hà Tĩnh), con cháu ngày nay có mặt khắp nơi trên cả nước.
Cháu đời thứ 15 của trạng nguyên Hồ Hưng Dật là Hồ Quý Ly (vua nhà Hồ), Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Quản lĩnh hầu Hồ Hân, Hoan quận công Hồ Nhân.
Cháu 27 đời là vua Quang Trung (Hồ Thơm), Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Tư nhân hầu Hồ Phi Tứ.
Đến nay di duệ cụ tổ Hồ Hưng Dật đã đến đời 38, 39; đời nào cũng có công đóng góp nhiều cho đất nước, có nhiều di tích văn hóa lịch sử được Nhà nước công nhận.
Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi thì chắc chắn ai cũng biết, trong đó tập hợp rất nhiều danh nhân, như công thần nhà Lê là Quản lĩnh hầu Hồ Hân, các nhà thơ, nhà sử học như Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Tân, Hồ Sĩ Đống… cùng các nhà yêu nước và cách mạng, như Hồ Sĩ Tuần, Hồ Ngọc Lãm, Hồ Tùng Mậu…
Gia phả các chi phái họ Hồ nói chung đều được giữ rất kỹ trong các nhà thờ họ ở khắp nơi trong nước.
Xin bật mí với các bạn, tại TP Vũng Tàu đã có đường Hồ Quý Ly bên bờ biển Thùy Vân; tại TP Vinh có đường Hồ hán Thương (con vua Hồ Quý Ly – cùng với Hồ Nguyên Trừng là ông tổ ngành thuốc súng và đại bác).
Tại TP Hồ Chí minh thì có 18 con đường mang tên của dòng họ Hồ:
đường Hồ Hảo Hớn
đường Hồ Huấn Nghiệp
đường Hồ Tùng Mậu
đường Nguyễn Huệ (Hồ Thơm)
đường Hồ Xuân Hương
đường Trần Quốc Thảo (Hồ Xuân Lưu)
đường Hồ Biểu Chánh
đường Hồ Học Lãm
đường Hồ Bá Kiện
đường Hồ Văn Huê
đường Hồ Đắc Duy
đường Hồ Ngọc Cẩn
đường Hồ Bá Phấn
đường Hồ Văn Long
đường Hồ Văn Tắng
đường Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
đường Cô Bắc
đường Cô Giang
các bạn có biết tại sao người miền Nam gọi hoa là bông không?
Ví dụ: hoa hồng = bông hồng ; hoa mai = bông mai
Thời Nguyễn, bà Hồ Thị Hoa là Chánh thất vua Minh Mệnh, là mẹ vua Thiệu Trị.
Vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Đản, làm vua từ 1820 – 1840. Vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông, làm vua từ 1841 đến 1847.
Bà Hồ Thị Hoa là con gái Phước Quận Công Hồ Văn Bôi. Bà mất khi Miên Tông mới sinh được 13 ngày, được vua phong là Tá thiên Nhân Hoàng Hậu.
Chính vì tên húy bà là Hoa nên vùng Đông Hoa ở Huế phải đổi tên thành Đông Ba (nay còn có chợ Đông Ba), làng Hoa Cầu đổi thành làng Huê Cầu, tỉnh Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hóa…
Cầu Bông ở Sài Gòn, chính là cầu Hoa mà ra.
Các bạn biết không?Vua Tự Đức chính là cháu nội bà Hồ Thị Hoa đấy!
Mộ bà Hồ Thị Hoa táng tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vua Thiệu Trị có cho xây dựng nhà thờ họ Hồ ở Thủ Đức, để thờ ông Hồ Văn Bôi và mẹ bà Hồ Thị Hoa, vì ông Hồ Văn Bôi khởi nghiệp ở Thủ Đức.
Đến đời Tự Đức, vua đặt tên là Dụ Trạch Tự, lưu cho đến bây giờ.
Họ Hồ văn võ kiêm toàn. Ngày nay có rất nhiều tiến sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ và tướng lĩnh trong bộ máy nhà nước.
Xin cung cấp cho em biết một số tiến sĩ họ Hồ từ triều Nguyễn về trước (không kể phó bảng):
1. Hồ Hưng Dật trạng nguyên – nguyên tổ
2. Hồ Tông Thốc trạng nguyên – triều Trần
3. Hồ Tông Đốc trạng nguyên – triều Trần
4. Hồ Tông Thành trạng nguyên – triều trần
5. Hồ Doãn Hài tiến sĩ – triều Trần
6. Hồ Ngạn Thần thái học sinh – triều Hồ
7. Hồ Ước Lễ thái học sinh – triều Lê
8. Hồ Doãn Văn tiến sĩ – triều Lê
9. Hồ Đình Quế tiến sĩ – triều Lê
10. Hồ Đình Trung tiến sĩ – triều Lê
11. Hồ Bĩnh Quốc hoàng giáp – triều Lê
12. Hồ Sĩ Dương tiến sĩ – triều Lê
13. Hồ Phi Tích hoàng giáp – triều Lê
14. Hồ Sĩ Tôn thiên hạ sĩ vọng - Lê
15. Hồ Sĩ Tân tiến sĩ – triều Lê
16. Hồ Sĩ Đống hoàng giáp - triều Lê
17. Hồ Sĩ Tuần tiến sĩ – triều Nguyễn
18. Hồ Trung Lượng tiến sĩ – triều Nguyễn
19. Hồ Văn Trị tiến sĩ – triều Nguyễn
20. Hồ Sĩ Tạo tiến sĩ – triều Nguyễn
Trên diễn đàn văn học trước đây, họ Hồ có các tác gia văn chương nổi tiếng sau:
Hồ Quý Ly
Hồ Tông Thốc
Hồ Nguyên Trừng
Hồ Sĩ Dương
Thiên hạ vọng sĩ Hồ Sĩ Tôn
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tân
Cử nhân Hồ Tất Tố
Hoàng giáp song nuyên Hồ Sĩ Đông
Cử nhân Hồ Đắc Dự
Tú tài Hồ Phi Hội
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần
Cử nhân Hồ Trọng Đĩnh
Tiến sĩ Hồ Phi Tạo
Cử nhân Hồ Phi Huyền
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
…
HXL sưu tầm nghiên cứu
Cháu đời thứ 15 của trạng nguyên Hồ Hưng Dật là Hồ Quý Ly (vua nhà Hồ), Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Quản lĩnh hầu Hồ Hân, Hoan quận công Hồ Nhân.
Cháu 27 đời là vua Quang Trung (Hồ Thơm), Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Tư nhân hầu Hồ Phi Tứ.
Đến nay di duệ cụ tổ Hồ Hưng Dật đã đến đời 38, 39; đời nào cũng có công đóng góp nhiều cho đất nước, có nhiều di tích văn hóa lịch sử được Nhà nước công nhận.
Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi thì chắc chắn ai cũng biết, trong đó tập hợp rất nhiều danh nhân, như công thần nhà Lê là Quản lĩnh hầu Hồ Hân, các nhà thơ, nhà sử học như Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Tân, Hồ Sĩ Đống… cùng các nhà yêu nước và cách mạng, như Hồ Sĩ Tuần, Hồ Ngọc Lãm, Hồ Tùng Mậu…
Gia phả các chi phái họ Hồ nói chung đều được giữ rất kỹ trong các nhà thờ họ ở khắp nơi trong nước.
Xin bật mí với các bạn, tại TP Vũng Tàu đã có đường Hồ Quý Ly bên bờ biển Thùy Vân; tại TP Vinh có đường Hồ hán Thương (con vua Hồ Quý Ly – cùng với Hồ Nguyên Trừng là ông tổ ngành thuốc súng và đại bác).
Tại TP Hồ Chí minh thì có 18 con đường mang tên của dòng họ Hồ:
đường Hồ Hảo Hớn
đường Hồ Huấn Nghiệp
đường Hồ Tùng Mậu
đường Nguyễn Huệ (Hồ Thơm)
đường Hồ Xuân Hương
đường Trần Quốc Thảo (Hồ Xuân Lưu)
đường Hồ Biểu Chánh
đường Hồ Học Lãm
đường Hồ Bá Kiện
đường Hồ Văn Huê
đường Hồ Đắc Duy
đường Hồ Ngọc Cẩn
đường Hồ Bá Phấn
đường Hồ Văn Long
đường Hồ Văn Tắng
đường Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
đường Cô Bắc
đường Cô Giang
các bạn có biết tại sao người miền Nam gọi hoa là bông không?
Ví dụ: hoa hồng = bông hồng ; hoa mai = bông mai
Thời Nguyễn, bà Hồ Thị Hoa là Chánh thất vua Minh Mệnh, là mẹ vua Thiệu Trị.
Vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Đản, làm vua từ 1820 – 1840. Vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông, làm vua từ 1841 đến 1847.
Bà Hồ Thị Hoa là con gái Phước Quận Công Hồ Văn Bôi. Bà mất khi Miên Tông mới sinh được 13 ngày, được vua phong là Tá thiên Nhân Hoàng Hậu.
Chính vì tên húy bà là Hoa nên vùng Đông Hoa ở Huế phải đổi tên thành Đông Ba (nay còn có chợ Đông Ba), làng Hoa Cầu đổi thành làng Huê Cầu, tỉnh Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hóa…
Cầu Bông ở Sài Gòn, chính là cầu Hoa mà ra.
Các bạn biết không?Vua Tự Đức chính là cháu nội bà Hồ Thị Hoa đấy!
Mộ bà Hồ Thị Hoa táng tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vua Thiệu Trị có cho xây dựng nhà thờ họ Hồ ở Thủ Đức, để thờ ông Hồ Văn Bôi và mẹ bà Hồ Thị Hoa, vì ông Hồ Văn Bôi khởi nghiệp ở Thủ Đức.
Đến đời Tự Đức, vua đặt tên là Dụ Trạch Tự, lưu cho đến bây giờ.
Họ Hồ văn võ kiêm toàn. Ngày nay có rất nhiều tiến sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ và tướng lĩnh trong bộ máy nhà nước.
Xin cung cấp cho em biết một số tiến sĩ họ Hồ từ triều Nguyễn về trước (không kể phó bảng):
1. Hồ Hưng Dật trạng nguyên – nguyên tổ
2. Hồ Tông Thốc trạng nguyên – triều Trần
3. Hồ Tông Đốc trạng nguyên – triều Trần
4. Hồ Tông Thành trạng nguyên – triều trần
5. Hồ Doãn Hài tiến sĩ – triều Trần
6. Hồ Ngạn Thần thái học sinh – triều Hồ
7. Hồ Ước Lễ thái học sinh – triều Lê
8. Hồ Doãn Văn tiến sĩ – triều Lê
9. Hồ Đình Quế tiến sĩ – triều Lê
10. Hồ Đình Trung tiến sĩ – triều Lê
11. Hồ Bĩnh Quốc hoàng giáp – triều Lê
12. Hồ Sĩ Dương tiến sĩ – triều Lê
13. Hồ Phi Tích hoàng giáp – triều Lê
14. Hồ Sĩ Tôn thiên hạ sĩ vọng - Lê
15. Hồ Sĩ Tân tiến sĩ – triều Lê
16. Hồ Sĩ Đống hoàng giáp - triều Lê
17. Hồ Sĩ Tuần tiến sĩ – triều Nguyễn
18. Hồ Trung Lượng tiến sĩ – triều Nguyễn
19. Hồ Văn Trị tiến sĩ – triều Nguyễn
20. Hồ Sĩ Tạo tiến sĩ – triều Nguyễn
Trên diễn đàn văn học trước đây, họ Hồ có các tác gia văn chương nổi tiếng sau:
Hồ Quý Ly
Hồ Tông Thốc
Hồ Nguyên Trừng
Hồ Sĩ Dương
Thiên hạ vọng sĩ Hồ Sĩ Tôn
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tân
Cử nhân Hồ Tất Tố
Hoàng giáp song nuyên Hồ Sĩ Đông
Cử nhân Hồ Đắc Dự
Tú tài Hồ Phi Hội
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần
Cử nhân Hồ Trọng Đĩnh
Tiến sĩ Hồ Phi Tạo
Cử nhân Hồ Phi Huyền
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
…
HXL sưu tầm nghiên cứu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét