TIẾNG TƠ
NGÂN TỪ CUỘC SỐNG
Thơ Hồ Xuân Lai là tiếng lòng của một người con luôn hướng về quê hương Quảng Trị, là tiếng lòng của một người cựu binh luôn hướng về những tháng ngày gian lao kháng chiến, hướng về đồng đội, đồng chí và đồng bào. Thơ ông dung dị, nhưng luôn là dòng chảy của cảm xúc về quê hương, đất nước, về Đảng, về Bác Hồ, về những người thân quen, ruột thịt. Ông làm thơ như là một nhu cầu luôn tiềm ẩn, và cũng có thể là đã tiềm ẩn rất lâu, nhưng mãi đến lúc nghỉ hưu mới bùng phát thành câu chữ.
Câu chữ trong thơ Hồ Xuân Lai không trau chuốt cầu kỳ, nhưng đôi lúc nó vẫn ánh lên lấp lánh bởi tình cảm mà ông gởi vào thơ. Đó là tình cảm của một người yêu thơ, biết nâng niu và chiu chắt từng chữ cho thơ, trong tất cả khả năng có thể của mình.
Tình anh ngày đợi đêm mong nhớ
Đeo đuổi cùng nhau suốt cuộc đời
Vương vấn tình thơ đâu đòi đoạn
Diết da nghĩa chữ dám buông rơi.
Thơ với Hồ Xuân Lai như là người bạn tình thủy chung cùng năm tháng. Thơ và người sóng bước bên nhau để cùng đi ngược về quá khứ, cùng đi trong hiện tại và đi tới tương lai. Đó là con đường của đời người, đời thơ, con đường của tình yêu mà Hồ Xuân Lai từng tâm sự:
Tình yêu như cành cây xanh lá
Tình yêu như tiếng chim rộn rã
Đừng để lá xanh rời cành tơi tả
Đừng để tiếng chim lẻ bạn kêu than
Đừng để tình yêu lỡ làng tan vỡ
Bởi tình yêu là chuyện đời muôn thuở
Có ai ra ngoài chiếc bóng của tình yêu.
Đúng như nhà Phật đã nói, người ta không ai ra được ngoài chiếc bóng của mình. Điều tâm niệm trong thơ Hồ Xuân Lai là tâm niệm của một con người muốn hết lòng vì con người, không màng tưởng tới danh lợi, không đòi hỏi cho riêng mình. Bởi vậy, ông biết rằng, với tuổi ngoài tám mươi, sống có ích là phải sống vì dân, vì nước, sống nêu gương cho con cháu.
Nhớ ơn người đi trước
Theo tổ tiên tiếp bước
Nguyện giữ trọn cuộc đời
Sống vì dân vì nước
Lão giả bất an chi
Với con cháu cùng đi
Đầu xanh bên đầu bạc
Gian khổ chẳng hề chi.
Vượt lên trên gian khổ, trước hết là phải biết vượt lên trên chính bản thân mình. Khẩu khí thơ Hồ Xuân Lai đôi khi chợt bùng sáng chỉ trong một vài câu ngắn gọn. Ngắn gọn nhưng lại gói chặt được những gì ông muốn biến thành thông điệp để gởi tới cho con người.
Năm 75 tuổi, tự cảm tác về mình, Hồ Xuân Lai đã viết:
Mới đó mà nay đã bảy lăm
Mà sao cứ ngỡ tuổi trăng rằm
Sức khỏe dồi dào ham thể dục
Tinh thần thanh thản thích thơ văn
Mới hay tuổi tác đâu quan trọng
Phương pháp dưỡng sinh mới thật cần.
Thơ như vậy là thơ của đời, của người, nó thiết thực với con người và với cuộc đời đến mức máu thịt. Hầu như tất cả các bài thơ của Hồ Xuân Lai đều gắn bó với cuộc sống rất thật của chính bản thân ông, cũng như của chính bản thân cuộc sống.
Về quê tảo mộ, bồi hồi cùng hương khói trước vong linh của cha mẹ, ông đã viết lên những dòng thơ rất thật.
Cây vững gốc thắm chồi xanh lá
Nước trong nguồn biển cả sông sâu
Chữ trung chữ hiếu làm đầu
Sống luôn tâm niệm vì đâu có mình
Với Hồ Xuân Lai, quê hương dường như là tất cả: là đời, là tình, là thơ, là thủy chung, là lao động, là cội nguồn, là ý tưởng chắp cánh cho chữ nghĩa bay lên cùng cảm thức. Chỉ một cánh chim lẻ loi trong trời chiều cũng khiến lòng ông nao nao xúc động.
Một mình đứng ngắm ráng mây chiều
Lẻ loi cánh nhạn dõi mắt theo
Ngàn dặm chim ơi, chim có đến
Cho ta nhắn gởi chút tình quê.
Chính tình quê đã dệt thành thi tứ cho thơ Hồ Xuân Lai, làm cho thơ Hồ Xuân Lai trở nên quen thuộc và gần gũi với chúng ta như chính cuộc sống của chúng ta.
Bìm bịp kêu chiều, văng vẳng bên sông
Nghe não nuột bao la ngàn nỗi nhớ
Khói lam chiều lững lờ trên mái rạ
Bến sông, tiếng chim bìm bịp và mái tranh xưa… gần gũi và dân dã dân gian biết mấy. Thơ Hồ Xuân Lai dường như được chắt ra từ gió Lào, nắng lửa của quê nhà, từ đất đá cằn cỗi của quê nhà, từ tình sâu nghĩa nặng mà quê nhà đã dành cho ông, và chính bản thân ông cũng từng đã sống hết mình cho quê nhà yêu dấu. Bởi dẫu sao đi nữa, quê nhà cũng là một góc của quê hương đất nước.
Và cũng chính vì thế, vì tất cả những gì mà ông yêu thương, trân trọng và chắt chiu gìn giữ, Hồ Xuân Lai đã viết, như là viết ca dao cho đời:
Dù cho lên thác xuống ghềnh
Giàu sang, nghèo đói, quê mình vẫn hơn
Thơ Hồ Xuân Lai rất giàu hình ảnh thôn quê, hình ảnh đời thường, và cũng vì thế, ông rất hay sử dụng từ ngữ dân gian, cách ví von, cách diễn đạt của dân gian. Đó là ý thức về nguồn cội, nhưng đồng thời, đó cũng là tình cảm của ông với cuộc sống mà ông từng gắn bó với tất cả máu thịt của đời mình. Chỉ chuyện mời trầu thôi, Hồ Xuân Lai cũng nâng lên thành thơ, thành chuyện nghĩa tình chung thủy.
Miếng trầu mời bạn trao tay
Dù mặn, dù lạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Cũng ăn một miếng cho lòng em say
Đến với thơ Hồ Xuân Lai chính là đến với cái tình mà ông chăm chút gởi vào từng câu chữ. Hãy đọc và hãy cảm thì sẽ yêu được cái tình ấy của thơ ông!
Nguyễn Nguyễn Bạch Liên
Thơ Hồ Xuân Lai là tiếng lòng của một người con luôn hướng về quê hương Quảng Trị, là tiếng lòng của một người cựu binh luôn hướng về những tháng ngày gian lao kháng chiến, hướng về đồng đội, đồng chí và đồng bào. Thơ ông dung dị, nhưng luôn là dòng chảy của cảm xúc về quê hương, đất nước, về Đảng, về Bác Hồ, về những người thân quen, ruột thịt. Ông làm thơ như là một nhu cầu luôn tiềm ẩn, và cũng có thể là đã tiềm ẩn rất lâu, nhưng mãi đến lúc nghỉ hưu mới bùng phát thành câu chữ.
Câu chữ trong thơ Hồ Xuân Lai không trau chuốt cầu kỳ, nhưng đôi lúc nó vẫn ánh lên lấp lánh bởi tình cảm mà ông gởi vào thơ. Đó là tình cảm của một người yêu thơ, biết nâng niu và chiu chắt từng chữ cho thơ, trong tất cả khả năng có thể của mình.
Tình anh ngày đợi đêm mong nhớ
Đeo đuổi cùng nhau suốt cuộc đời
Vương vấn tình thơ đâu đòi đoạn
Diết da nghĩa chữ dám buông rơi.
Thơ với Hồ Xuân Lai như là người bạn tình thủy chung cùng năm tháng. Thơ và người sóng bước bên nhau để cùng đi ngược về quá khứ, cùng đi trong hiện tại và đi tới tương lai. Đó là con đường của đời người, đời thơ, con đường của tình yêu mà Hồ Xuân Lai từng tâm sự:
Tình yêu như cành cây xanh lá
Tình yêu như tiếng chim rộn rã
Đừng để lá xanh rời cành tơi tả
Đừng để tiếng chim lẻ bạn kêu than
Đừng để tình yêu lỡ làng tan vỡ
Bởi tình yêu là chuyện đời muôn thuở
Có ai ra ngoài chiếc bóng của tình yêu.
Đúng như nhà Phật đã nói, người ta không ai ra được ngoài chiếc bóng của mình. Điều tâm niệm trong thơ Hồ Xuân Lai là tâm niệm của một con người muốn hết lòng vì con người, không màng tưởng tới danh lợi, không đòi hỏi cho riêng mình. Bởi vậy, ông biết rằng, với tuổi ngoài tám mươi, sống có ích là phải sống vì dân, vì nước, sống nêu gương cho con cháu.
Nhớ ơn người đi trước
Theo tổ tiên tiếp bước
Nguyện giữ trọn cuộc đời
Sống vì dân vì nước
Lão giả bất an chi
Với con cháu cùng đi
Đầu xanh bên đầu bạc
Gian khổ chẳng hề chi.
Vượt lên trên gian khổ, trước hết là phải biết vượt lên trên chính bản thân mình. Khẩu khí thơ Hồ Xuân Lai đôi khi chợt bùng sáng chỉ trong một vài câu ngắn gọn. Ngắn gọn nhưng lại gói chặt được những gì ông muốn biến thành thông điệp để gởi tới cho con người.
Năm 75 tuổi, tự cảm tác về mình, Hồ Xuân Lai đã viết:
Mới đó mà nay đã bảy lăm
Mà sao cứ ngỡ tuổi trăng rằm
Sức khỏe dồi dào ham thể dục
Tinh thần thanh thản thích thơ văn
Mới hay tuổi tác đâu quan trọng
Phương pháp dưỡng sinh mới thật cần.
Thơ như vậy là thơ của đời, của người, nó thiết thực với con người và với cuộc đời đến mức máu thịt. Hầu như tất cả các bài thơ của Hồ Xuân Lai đều gắn bó với cuộc sống rất thật của chính bản thân ông, cũng như của chính bản thân cuộc sống.
Về quê tảo mộ, bồi hồi cùng hương khói trước vong linh của cha mẹ, ông đã viết lên những dòng thơ rất thật.
Cây vững gốc thắm chồi xanh lá
Nước trong nguồn biển cả sông sâu
Chữ trung chữ hiếu làm đầu
Sống luôn tâm niệm vì đâu có mình
Với Hồ Xuân Lai, quê hương dường như là tất cả: là đời, là tình, là thơ, là thủy chung, là lao động, là cội nguồn, là ý tưởng chắp cánh cho chữ nghĩa bay lên cùng cảm thức. Chỉ một cánh chim lẻ loi trong trời chiều cũng khiến lòng ông nao nao xúc động.
Một mình đứng ngắm ráng mây chiều
Lẻ loi cánh nhạn dõi mắt theo
Ngàn dặm chim ơi, chim có đến
Cho ta nhắn gởi chút tình quê.
Chính tình quê đã dệt thành thi tứ cho thơ Hồ Xuân Lai, làm cho thơ Hồ Xuân Lai trở nên quen thuộc và gần gũi với chúng ta như chính cuộc sống của chúng ta.
Bìm bịp kêu chiều, văng vẳng bên sông
Nghe não nuột bao la ngàn nỗi nhớ
Khói lam chiều lững lờ trên mái rạ
Bến sông, tiếng chim bìm bịp và mái tranh xưa… gần gũi và dân dã dân gian biết mấy. Thơ Hồ Xuân Lai dường như được chắt ra từ gió Lào, nắng lửa của quê nhà, từ đất đá cằn cỗi của quê nhà, từ tình sâu nghĩa nặng mà quê nhà đã dành cho ông, và chính bản thân ông cũng từng đã sống hết mình cho quê nhà yêu dấu. Bởi dẫu sao đi nữa, quê nhà cũng là một góc của quê hương đất nước.
Và cũng chính vì thế, vì tất cả những gì mà ông yêu thương, trân trọng và chắt chiu gìn giữ, Hồ Xuân Lai đã viết, như là viết ca dao cho đời:
Dù cho lên thác xuống ghềnh
Giàu sang, nghèo đói, quê mình vẫn hơn
Thơ Hồ Xuân Lai rất giàu hình ảnh thôn quê, hình ảnh đời thường, và cũng vì thế, ông rất hay sử dụng từ ngữ dân gian, cách ví von, cách diễn đạt của dân gian. Đó là ý thức về nguồn cội, nhưng đồng thời, đó cũng là tình cảm của ông với cuộc sống mà ông từng gắn bó với tất cả máu thịt của đời mình. Chỉ chuyện mời trầu thôi, Hồ Xuân Lai cũng nâng lên thành thơ, thành chuyện nghĩa tình chung thủy.
Miếng trầu mời bạn trao tay
Dù mặn, dù lạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Cũng ăn một miếng cho lòng em say
Đến với thơ Hồ Xuân Lai chính là đến với cái tình mà ông chăm chút gởi vào từng câu chữ. Hãy đọc và hãy cảm thì sẽ yêu được cái tình ấy của thơ ông!
Nguyễn Nguyễn Bạch Liên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét