NHŨNG DẤU ẤN KHÔNG QUÊN
II. TRỪ GIAN DIỆT TỀ.
Công việc đầu tiên khi trở về xã là mở chiến dịch trừ gian diệt tề. Chỉ trong một đêm tất cả Hội tề ở các thôn đều bị giải tán và số phản động tay sai được nhân dân tố giác đều bị bắt. Số còn lại ẩn núp trong các đồn địch đều được Ủy ban Kháng chiến Hành chánh gởi công văn cảnh cáo thông qua vợ con của chúng. Tiếp theo những ngày sau đó lực lượng Hương vệ các thôn cũng lần lượt tan rã, số quần chúng tốt trong tổ chức Hương vệ của địch được ta biến thành dân quân du kích, dưới sự chỉ huy của xã đội. Bị cú đánh bất ngờ, bọn địch các đồn hoang mang và lúng túng, mãi đến 3, 4 ngày sau chúng mới lần lượt nống ra các thôn lập lại Hội tề. Nhưng chúng lập tề ở thôn này thì ta giải tán tề ở thôn khác, giằng co mãi, cuối cùng chúng phải đưa Hội tề tập trung về đồn và bắt dân đóng góp để nuôi.
Được cơ sở báo tin một số phụ lão đang bí mật vận động nhân dân đóng góp để nuôi Hội tề, vì địch dọa thôn nào không đóng góp sẽ bị ví bò và xúc lúa đưa về đồn, ai chống lại sẽ bị đốt nhà và bắn bỏ.
Ủy ban xã mời đại diện các cụ đến giải thích âm mưu địch và cho phép các cụ vận động công khai để che mắt địch, nhưng số tiền thu được thì nộp cho chính quyền sung vào quỹ kháng chiến, các cụ cử đại diện đi nộp tiền công khai, Ủy ban sẽ bố trí du kích chặn đường bắn súng, tạo điều kiện cho các cụ chạy vào đồn đấu tranh hợp pháp với địch.
Sau vài ba lần đấu tranh hợp pháp, Hội tề không có lương ăn đều bỏ lên Đông Hà và thị xã Quảng Trị làm ăn, binh lính địch cũng bắt đầu chán nản, không dám hung hăng như trước và cũng từ đó, bắt đầu hình thành một vùng du kích chiến tranh ngay giữa lòng địch kéo dài từ thôn Giáo Liêm đến thôn Quảng Lượng. Chính quyền và các đoàn thể cũng bắt đầu hoạt động công khai, cơ quan hoạt động di chuyển giữa các thôn Hiền Lương, Phú Tài, Thanh Liêm Và Giáo Liêm.
III. XÂY DỰNG CƠ SỞ
Sau khi trở về bám trụ, cán bộ đi sát dân, ngày đêm tích cực làm công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều biện pháp, đồng thời mở ngay chiến dịch trừ gian diệt tề, đặc biệt là đánh mạnh vào bọn tay sai chỉ điểm, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh hợp pháp của nhân dân. Nhờ vậy mà dần dần đã làm cho quần chúng nhân dân yên tâm, tin tưởng, nhiều người hăng hái tham gia làm tai mắt và nuôi dấu cán bộ dân quân, phong trào quần chúng ngày càng lên cao, từng bước hình thành một vùng du kích chiến tranh ngay trong vùng địch hậu và chính quyền bắt đầu hoạt động công khai.
Đặc biệt thôn Dương Lộc đến giữa năm 1948 vẫn còn là vùng trắng, chưa có cơ sở Đảng và quần chúng. Dương Lộc là thôn công giáo toàn tòng, bọn phản động hoạt động rất tích cực, lập đồn hương vệ, rào làng chiến đấu rất kiên cố chống lại cách mạng. Chúng phối hợp chặt chẽ với các đồn giặc lân cận thường xuyên lùng bắt cán bộ và cướp bóc tài sản của dân các thôn trong xã. Huyện ủy chỉ thị bất cứ giá nào cũng phải xây dựng cho được cơ sở ở thôn Dương Lộc. Cấp ủy họp bàn mấy lần vẫn chưa tìm ra biện pháp.
Cuối cùng với tư cách chính quyền tôi viết thư mời 3 người có uy tín nhất hiện đang giữ các chức vụ trong Ban Hội tề ở Dương Lộc, trong đó có 2 người là đại biểu Hội đồng nhân dân khóa đầu tiên của xã gồm Ông Chánh Thiệp được giặc phục hồi chức Chánh tổng, Ông Kiểm Phu làm đồn trưởng đồn Hương vệ và Ông Thất Đệ hiện làm lý trưởng ra gặp chính quyền xã đúng 12 giờ đêm tại bãi tha ma giữa cánh đồng giáp giới giữa An Lợi và Dương Lộc. Thư viết rồi làm sao đưa tận tay các người đó là một việc hết sức khó khăn, tôi nhớ lại có ông Từ, là một quần chúng tốt ở thôn Dương Lộc mỗi lần lên công tác Dương Lộc, tôi thường nghỉ trưa và ăn cơm tại đây, nhà ông ở sau lưng nhà ông Thất Đệ, cạnh lũy tre bao quanh làng. Tôi quyết định gặp ông Từ để nhờ ông làm nhiệm vụ đưa thơ. Vào Dương Lộc rất nguy hiểm, nên trước khi đi tôi báo cho cấp ủy biết và nếu gặp bất trắc thì báo ngay cho Huyện ủy là tôi đã bị bắt.
Một đêm tối trời vào khoảng một hai giờ sáng tôi đã đột nhập vào nhà ông Từ. Sau khi thăm hỏi và trao đổi tình hình, tôi ngỏ ý nhờ ông chuyển thư của chính quyền xã cho những người nói trên, lúc đầu ông từ chối vì lo sợ, tôi động viên ông không phải đưa thơ trực tiếp, mà lợi dụng đêm tối khi các người trên đã vào nhà thờ tập trung, ông chỉ cần ném thư vào cổng, sáng về thế nào các ông ấy cũng nhặt được. Vì thấy không nguy hiểm, nên cuối cùng ông đã nhận lời.
Kết quả ông Chánh Thiệp và ông Thất Đệ đã ra gặp Ủy ban đúng thời gian và địa điểm quy định. Kiểm Phu không ra vì là Hương vệ trưởng.
Sau buổi tiếp xúc với Ủy ban mà tôi là người đại diện, các ông đều thề thốt do hoàn cảnh bắt buộc không bao giờ phản lại cách mạng, và ông Chánh Thiệp đã báo cáo cho chính quyền tình hình quân số và vũ khí ở đồn Dương Lộc, một bản danh sách phân loại thành phần Hương vệ nói rõ ai bị bắt buộc, ai thực tâm theo giặc, ai là phần tử hung hăng gian ác nhất, báo cáo kế hoạch phối hợp hành động giữa đồn Gia Độ và đồn Dương Lộc và thông qua hòm thư bí mật đặt tại một lăng mộ giữa cánh đồng, thỉnh thoảng ông Thiệp gửi thư báo cho Ủy ban biết địch chuẩn bị càn quét chỗ này, chỗ khác để ta chủ động đối phó. Nhưng chỉ sau một thời gian thì các ông này không còn liên lạc với địa phương nữa. Riêng ông Từ thì trở thành cơ sở của ta và đã cung cấp cho ta nhiều tin tức quan trọng, đặc biệt là cho ta biết quy luật phối hợp hoạt động giữa 2 đồn Gia Độ và Dương Lộc. Thỉnh thoảng đồn Gia Độ đến gọi đồn Dương Lộc phối hợp đi bắt Việt Minh về hoạt động, chúng đến vào khoảng 8-9 giờ đêm và về khoảng 11-12 giờ đêm và lần nào cũng vậy, chỉ có 2 tên cố vấn Pháp gọi thì Hương vệ mới mở cổng. Nhờ vậy ta đã tổ chức đánh đồn Dương Lộc, bắt sống trên 30 hương vệ, thu toàn bộ vũ khí đạn dược mà không tốn một viên đạn nào.
Công việc đầu tiên khi trở về xã là mở chiến dịch trừ gian diệt tề. Chỉ trong một đêm tất cả Hội tề ở các thôn đều bị giải tán và số phản động tay sai được nhân dân tố giác đều bị bắt. Số còn lại ẩn núp trong các đồn địch đều được Ủy ban Kháng chiến Hành chánh gởi công văn cảnh cáo thông qua vợ con của chúng. Tiếp theo những ngày sau đó lực lượng Hương vệ các thôn cũng lần lượt tan rã, số quần chúng tốt trong tổ chức Hương vệ của địch được ta biến thành dân quân du kích, dưới sự chỉ huy của xã đội. Bị cú đánh bất ngờ, bọn địch các đồn hoang mang và lúng túng, mãi đến 3, 4 ngày sau chúng mới lần lượt nống ra các thôn lập lại Hội tề. Nhưng chúng lập tề ở thôn này thì ta giải tán tề ở thôn khác, giằng co mãi, cuối cùng chúng phải đưa Hội tề tập trung về đồn và bắt dân đóng góp để nuôi.
Được cơ sở báo tin một số phụ lão đang bí mật vận động nhân dân đóng góp để nuôi Hội tề, vì địch dọa thôn nào không đóng góp sẽ bị ví bò và xúc lúa đưa về đồn, ai chống lại sẽ bị đốt nhà và bắn bỏ.
Ủy ban xã mời đại diện các cụ đến giải thích âm mưu địch và cho phép các cụ vận động công khai để che mắt địch, nhưng số tiền thu được thì nộp cho chính quyền sung vào quỹ kháng chiến, các cụ cử đại diện đi nộp tiền công khai, Ủy ban sẽ bố trí du kích chặn đường bắn súng, tạo điều kiện cho các cụ chạy vào đồn đấu tranh hợp pháp với địch.
Sau vài ba lần đấu tranh hợp pháp, Hội tề không có lương ăn đều bỏ lên Đông Hà và thị xã Quảng Trị làm ăn, binh lính địch cũng bắt đầu chán nản, không dám hung hăng như trước và cũng từ đó, bắt đầu hình thành một vùng du kích chiến tranh ngay giữa lòng địch kéo dài từ thôn Giáo Liêm đến thôn Quảng Lượng. Chính quyền và các đoàn thể cũng bắt đầu hoạt động công khai, cơ quan hoạt động di chuyển giữa các thôn Hiền Lương, Phú Tài, Thanh Liêm Và Giáo Liêm.
III. XÂY DỰNG CƠ SỞ
Sau khi trở về bám trụ, cán bộ đi sát dân, ngày đêm tích cực làm công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều biện pháp, đồng thời mở ngay chiến dịch trừ gian diệt tề, đặc biệt là đánh mạnh vào bọn tay sai chỉ điểm, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh hợp pháp của nhân dân. Nhờ vậy mà dần dần đã làm cho quần chúng nhân dân yên tâm, tin tưởng, nhiều người hăng hái tham gia làm tai mắt và nuôi dấu cán bộ dân quân, phong trào quần chúng ngày càng lên cao, từng bước hình thành một vùng du kích chiến tranh ngay trong vùng địch hậu và chính quyền bắt đầu hoạt động công khai.
Đặc biệt thôn Dương Lộc đến giữa năm 1948 vẫn còn là vùng trắng, chưa có cơ sở Đảng và quần chúng. Dương Lộc là thôn công giáo toàn tòng, bọn phản động hoạt động rất tích cực, lập đồn hương vệ, rào làng chiến đấu rất kiên cố chống lại cách mạng. Chúng phối hợp chặt chẽ với các đồn giặc lân cận thường xuyên lùng bắt cán bộ và cướp bóc tài sản của dân các thôn trong xã. Huyện ủy chỉ thị bất cứ giá nào cũng phải xây dựng cho được cơ sở ở thôn Dương Lộc. Cấp ủy họp bàn mấy lần vẫn chưa tìm ra biện pháp.
Cuối cùng với tư cách chính quyền tôi viết thư mời 3 người có uy tín nhất hiện đang giữ các chức vụ trong Ban Hội tề ở Dương Lộc, trong đó có 2 người là đại biểu Hội đồng nhân dân khóa đầu tiên của xã gồm Ông Chánh Thiệp được giặc phục hồi chức Chánh tổng, Ông Kiểm Phu làm đồn trưởng đồn Hương vệ và Ông Thất Đệ hiện làm lý trưởng ra gặp chính quyền xã đúng 12 giờ đêm tại bãi tha ma giữa cánh đồng giáp giới giữa An Lợi và Dương Lộc. Thư viết rồi làm sao đưa tận tay các người đó là một việc hết sức khó khăn, tôi nhớ lại có ông Từ, là một quần chúng tốt ở thôn Dương Lộc mỗi lần lên công tác Dương Lộc, tôi thường nghỉ trưa và ăn cơm tại đây, nhà ông ở sau lưng nhà ông Thất Đệ, cạnh lũy tre bao quanh làng. Tôi quyết định gặp ông Từ để nhờ ông làm nhiệm vụ đưa thơ. Vào Dương Lộc rất nguy hiểm, nên trước khi đi tôi báo cho cấp ủy biết và nếu gặp bất trắc thì báo ngay cho Huyện ủy là tôi đã bị bắt.
Một đêm tối trời vào khoảng một hai giờ sáng tôi đã đột nhập vào nhà ông Từ. Sau khi thăm hỏi và trao đổi tình hình, tôi ngỏ ý nhờ ông chuyển thư của chính quyền xã cho những người nói trên, lúc đầu ông từ chối vì lo sợ, tôi động viên ông không phải đưa thơ trực tiếp, mà lợi dụng đêm tối khi các người trên đã vào nhà thờ tập trung, ông chỉ cần ném thư vào cổng, sáng về thế nào các ông ấy cũng nhặt được. Vì thấy không nguy hiểm, nên cuối cùng ông đã nhận lời.
Kết quả ông Chánh Thiệp và ông Thất Đệ đã ra gặp Ủy ban đúng thời gian và địa điểm quy định. Kiểm Phu không ra vì là Hương vệ trưởng.
Sau buổi tiếp xúc với Ủy ban mà tôi là người đại diện, các ông đều thề thốt do hoàn cảnh bắt buộc không bao giờ phản lại cách mạng, và ông Chánh Thiệp đã báo cáo cho chính quyền tình hình quân số và vũ khí ở đồn Dương Lộc, một bản danh sách phân loại thành phần Hương vệ nói rõ ai bị bắt buộc, ai thực tâm theo giặc, ai là phần tử hung hăng gian ác nhất, báo cáo kế hoạch phối hợp hành động giữa đồn Gia Độ và đồn Dương Lộc và thông qua hòm thư bí mật đặt tại một lăng mộ giữa cánh đồng, thỉnh thoảng ông Thiệp gửi thư báo cho Ủy ban biết địch chuẩn bị càn quét chỗ này, chỗ khác để ta chủ động đối phó. Nhưng chỉ sau một thời gian thì các ông này không còn liên lạc với địa phương nữa. Riêng ông Từ thì trở thành cơ sở của ta và đã cung cấp cho ta nhiều tin tức quan trọng, đặc biệt là cho ta biết quy luật phối hợp hoạt động giữa 2 đồn Gia Độ và Dương Lộc. Thỉnh thoảng đồn Gia Độ đến gọi đồn Dương Lộc phối hợp đi bắt Việt Minh về hoạt động, chúng đến vào khoảng 8-9 giờ đêm và về khoảng 11-12 giờ đêm và lần nào cũng vậy, chỉ có 2 tên cố vấn Pháp gọi thì Hương vệ mới mở cổng. Nhờ vậy ta đã tổ chức đánh đồn Dương Lộc, bắt sống trên 30 hương vệ, thu toàn bộ vũ khí đạn dược mà không tốn một viên đạn nào.
còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét